banner 1banner 1banner 1banner 1banner 1banner 1banner 1

Nghiên cứu khoa học

(Cập nhật ngày: 19/9/2021)

Đại dịch COVID-19 là cơn “ác mộng” đối với nhiều lĩnh vực kinh tế trên toàn thế giới, nhưng dường như lại là “vận may” của các trang web thương mại điện tử, khi mua sắm trên mạng là cách duy nhất để có được những thứ người tiêu dùng cần trong thời kỳ giãn cách xã hội.


Ảnh minh họa

* Thay đổi thói quen mua hàng truyền thống

         Giãn cách xã hội do đại dịch COVID-19 đã thay đổi những thói quen lâu năm, khiến ngay cả những người lớn tuổi và các đối tượng tiêu dùng vốn chỉ trung thành với cách mua hàng truyền thống cũng cân nhắc về việc việc mua sắm trực tuyến.
Với sự xuất hiện của hàng loạt các trang web và sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Zalora hay JD…, khách hàng có thể dễ dàng mua sắm mọi thứ, chỉ với một cú nhấp chuột hoặc những thao tác đơn giản trên thiết bị di động thông minh và điều quan trọng là với mức giá rất phải chăng. 

Có thể thấy rõ ngành Thương mại điện tử (TMĐT) đang ngày càng mang lại nhiều động lực cho sự phục hồi kinh tế vốn chịu tác động nghiêm trọng của đại dịch COVID-19

Báo cáo của Facebook hồi cuối tháng 6/2021 cho thấy mua sắm qua TMĐT sẽ trở thành xu hướng tiêu dùng mới thay vì chỉ là hình thức đối phó trong thời dịch. Nhiều chuyên gia TMĐT cho rằng mua sắm trực tuyến không phải một phương thức tạm thời đối phó với dịch bệnh mà là xu hướng mới với nhiều cải thiện vượt trội, mang đến trải nghiệm mua sắm hiện đại và thông minh hơn cho người tiêu dùng; kéo theo là sự lên ngôi của thanh toán không tiền mặt và dịch vụ logistics, đáp ứng sự tăng trưởng ổn định của thương mại điện tử.

Ngoài các mạng xã hội lớn như Facebook, Instagram, TikTok... các sàn TMĐT còn chủ động khai thác thêm kênh livestream, tăng độ nhận diện thương hiệu và góp phần thu hút thêm nhiều nhà bán hàng cũng như người tiêu dùng mua sắm.

* Những xu hướng phát triển nổi bật

Trải nghiệm việc xem tivi kết hợp mua sắm: Công nghệ này sẽ sớm được tích hợp trực tiếp vào tivi thông minh, kết hợp việc xem tivi và mua sắm thành một trải nghiệm liền mạch, mang lại lợi ích cho cả người mua hàng và các nhà bán lẻ.
Sự hỗ trợ của AI: Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ giúp các công ty TMĐT tìm kiếm khách hàng, phân tích các xu hướng hiện tại cùng với sản phẩm, kênh bán hàng, khách hàng và hành vi của người mua để xác định các kênh mua sắm, thời gian và giá tốt nhất để niêm yết sản phẩm.
Cuộc đua quảng cáo số: Khi người tiêu dùng tập trung vào mua sắm trực tuyến, các doanh nghiệp cũng đẩy mạnh mô hình kinh doanh này. Điều đó đã làm cho “đấu trường” quảng cáo trở nên cạnh tranh hơn bao giờ hết.

Đa dạng kênh mua sắm: Trên thực tế, thói quen của người mua sắm sẽ là sự kết hợp giữa phương thức truyền thống và kỹ thuật số. Điều quan trọng đối với các trang TMĐT là phải làm cho việc chuyển đổi giữa các kênh mua bán trở nên dễ dàng nhất có thể đối với người tiêu dùng để sau đại dịch họ vẫn có thể thích ứng với những thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng để tiếp tục phát triển mạnh mẽ./.

Theo: https://ncov.vnanet.vn/tin-tuc/thuong-mai-dien-tu-len-ngoi-trong-dai-dich-covid-19/7bdd8bff-5ca9-41d5-81b9-d206c35c4f4d




TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHƯƠNG ĐÔNG - KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Địa chỉ: Số 4 ngõ 228 phố Minh Khai, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 0243.6241394  - 093.673.8889
Email: cntt_tt@dhpd.edu.vn
Facebook: https://www.facebook.com/cntt.phuongdong
Thống kê truy cập
Số người trực tuyến: 16
Số người đã truy cập: 2432066