khẳng định sức sáng tạo
của bản thân
Nhu cầu về
nguồn nhân lực
Truyền
thông đa phương tiện được coi là một trong những ngành học được quan tâm nhất trong
thời đại công nghệ 4.0.
Theo
Trung tâm Dự báo Nhu cầu Nhân lực và Thông tin Thị trường lao động TP.HCM, mỗi
năm sẽ cần đến 21.600 người trong nhóm ngành Truyền thông - quảng cáo. Tuy
nhiên, số lượng sinh viên đăng ký ngành mỗi năm chỉ khoảng 5.000 - 6.000 thí sinh/năm.
Theo
thống kê của We Are Social năm 2019, Việt Nam có 64 triệu người sử dụng
Internet, chiếm 67% dân số, Internet trở thành công cụ quảng bá các sản phẩm
truyền thông nhanh nhất. Tín hiệu này cho thấy ngành Truyền thông đa phương tiện
trong tương lai vẫn là một ngành thời thượng, có tính cạnh tranh cao và hấp dẫn
với giới trẻ năng động và đam mê đổi mới.
Cơ hội
nghề nghiệp hấp dẫn và đa dạng
Sinh
viên tốt nghiệp từ ngành Truyền thông đa phương tiện còn có thể đảm nhận các vị
trí công việc như: Chuyên viên truyền thông; Quản trị các kênh truyền thông
trực tuyến; Biên tập viên quảng cáo; Chuyên viên marketing trực tuyến; Chuyên
viên/giám đốc tổ chức sự kiện; Phóng viên; Chuyên
viên đối ngoại và quan hệ công chúng; Nhà nghiên cứu; Chuyên viên quản lý mạng
xã hội; Cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng và
viện nghiên cứu...
Mức
lương “khủng” sau khi tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện
Theo
nguồn News.timviec, mức lương trung bình của ngành Truyền thông đa phương tiện
từ 400 - 1200 USD/tháng. Cụ thể:
- Mức lương cho sinh viên mới ra trường
vào khoảng 8 - 10 triệu đồng/tháng.
- Mức lương cho những bạn có kinh nghiệm
từ 1-2 năm vào khoảng 10 - 15 triệu đồng/tháng.
- Với những cá nhân giàu kinh nghiệm, thâm
niên trong nghề từ 3 năm trở lên, cũng như có năng khiếu đặc biệt về thẩm mỹ,
kỹ năng mức lương có bạn có thể từ 15 - 20 triệu/tháng, hay là 1200 USD hoặc
thậm chí hơn đối với người có năng lực.
Theo khảo sát của TopCV về mức lương liên quan
đến ngành Truyền thông đa phương tiện so với các ngành nghề khác tương đối là
khá cao.
Truyền thông đa phương tiện - nghề của thời đại số 4.0
Vậy học ngành Truyền thông đa phương tiện ở đâu?
Có rất
nhiều lựa chọn để các bạn theo học ngành TTĐPT như Học viện Công nghệ Bưu chính
Viễn thông, Học viện Báo Chí và tuyên truyền, Đại học Hà Nội, hay Đại học Phương Đông…
Chẳng
hạn bạn theo học ngành Truyền thông đa phương tiện Đại học Phương Đông, bạn sẽ
được trang bị thêm những kỹ năng mềm bên cạnh kiến thức và kỹ năng chuyên
ngành. Sinh viên ngành Truyền thông đa phương tiện sẽ được tham gia những lớp học kỹ năng mềm, các hoạt động ngoại khóa, câu lạc
bộ ICT, câu lạc bộ bóng đá… hay các buổi “Workshop” bổ ích. Đây cũng là cơ sở
quan trọng để sinh viên sau khi ra trường có thể tự tin tìm việc và làm tốt
công việc được giao.
Với những thông tin qua bài viết trên, chắc hẳn bạn
đã có thể trả lời được câu hỏi “Học ngành truyền thông đa phương
tiện có dễ xin việc làm không? Chúc các bạn có những lựa chọn thật
tốt - thỏa mãn đam mê - đáp ứng nhu cầu thị trường nhân lực.
CÁCH THỨC NỘP HỒ SƠ VÀO NGÀNH TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN:
- Nộp trực
tiếp tại trường (cơ sở Trung Kính). Hồ sơ bao gồm:
+ Phiếu đăng ký
xét tuyển theo mẫu của trường Đại học Phương Đông (https://bit.ly/xet-tuyen2022)
+
Bản sao công chứng bằng tốt nghiệp THPT hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT
tạm thời.
+ Bản sao công chứng học
bạ THPT
Gửi chuyển phát nhanh về
địa chỉ: Phòng Tuyển sinh và Truyền thông, Trường Đại học Phương Đông, số 171
Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Đăng ký
trực tuyến trên website của trường: http://xettuyen.phuongdong.edu.vn